Nhiều nghiên cứu cho thấy, thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích. Họ sẽ hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng định. Và khi xây dựng được một thương hiệu cá nhân thành công cũng đồng nghĩa rằng bạn sẽ có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình.
Không đầy một giây để người ta đưa ra xét đoán hay ấn tượng về người đối diện. Và tất cả những điều dù nhỏ nhặt nhất như cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp... đều tạo nên thương hiệu riêng cho cá nhân. Chỉ cần một thay đổi nhỏ, bạn sẽ làm thay đổi nhận thức của người đối diện về mình.
Ông Chris Harvey – Tổng Giám Đốc VietnamWorks.com cũng nói: “Hình ảnh cá nhân có thể là công cụ hỗ trợ đắc lực nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu cho bạn nếu bạn không biết cách sử dụng hiệu quả. Mỗi khi bạn gặp một ai đó, người ta có thể đánh giá vị trí của bạn dựa trên hình thức và thái độ của bạn. Vì vậy, thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp của bản thân, nhất là trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên là điều rất quan trọng. Vì suy cho cùng, bạn không có thêm cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên cho người đối diện”.
Để có một thương hiệu cá nhân đúng nghĩa
Thương hiệu cá nhân thành công phải đảm bảo các yếu tố: hấp dẫn, tin cậy, nổi bật và nhất quán. Điều này có nghĩa là, bạn hãy tự hỏi bản thân mình nên làm gì để mang lại giá trị? Điều gì khiến bạn cảm thấy đáng tự hào nhất ở bản thân? Điều gì khiến bạn khác biệt với các đối thủ?... “Để xây dựng một thương hiệu cá nhân thành công, bạn nhất định phải hiểu bản thân mình”.
Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?
Ngày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người. Có thể nói, mọi thứ đều có thương hiệu. Chẳng hạn người ta sử dụng từ Lasvegas cho điểm cờ bạc, phố Wall cho trung tâm tài chính, thung lũng Silicon cho các trung tâm phần mềm. Madona cho những phụ nữ gợi tình và bốc lửa... Như vậy Lasvegas, phố Wall, Madona... đã là những thương hiệu.
Cũng giống như thương hiệu hàng hóa, thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân giúp phân biệt cá nhân đó với những người khác. Thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình ảnh ra thế giới bên ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc... cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng cho các quyết định của cá nhân đó. Ngày nay, thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công chuyên nghiệp.
Tại sao phải xây dựng thương hiệu cá nhân?
Thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích.
Hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng định. Quá trình phát triển thương hiệu cá nhân chính là quá trình "truyền bá" những thông điệp, khắng định những giá trị cá nhân của bạn. Xây dựng được một thương hiệu cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình.
Tạo sự khác biệt. Một khi bạn đã tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình thì đó chính là một công cụ hữu hiệu giúp phân biệt bạn với đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.
Mang lại những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn (có công việc tốt hơn, ôn định, tăng thu nhập, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo ấn tượng với người khác phái, có sức thu hút mạnh mẽ ...). Mục đích cuối cùng của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu cá nhân cũng đều là sự phát triển bền vững, là lợi nhuận.
Khi bạn đã có một thương hiệu nổi tiếng, đương nhiên bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chẳng hạn, khi cần tư vấn tài chính người ta sẽ tìm đến anh A, muốn có được tư vấn về quản lý người ta sẽ đến gặp chị B...
Xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào?
Bước 1: Xác định thương hiệu riêng
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, cần định hướng rõ ràng. Hãy suy nghĩ xem bạn muốn cuộc sống của bạn sẽ thế nào trong 1, 2, 3 hay 5 năm tới. Các mục tiêu cần được xác định tập trung, trọng điểm, cụ thể và sát thực.
Ngạn ngữ có câu: "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Xây đựng thương hiệu cá nhân cũng vậy. Để xác định được một thương hiệu phù hợp và thành công cần phải hiểu rõ về bản thân mình cũng như về đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn là người năng động và hướng ngoại, bạn sẽ khó thành công với những công việc có thể dự đoán trước, những gì quá ổn định. Ngược lại, nếu bạn là người ưa ổn định, bạn sẽ thất bại khi hướng đến một môi trường đòi hỏi tính năng động, sáng tạo và khả năng thích nghi cao.
Để hiểu rõ hơn nội dung của bước này, hãy giả sử hiện bạn đang là một chuyên viên tài chính và bạn định hướng sẽ trở thành người điều hành của một tập đoàn tài chính trong tương lai. Việc định hướng này là dựa trên cơ sở bạn tự đánh giá năng lực, môi trường làm việc cũng như trình độ học vân của bạn và cũng là nhằm khẳng định mình, mong muốn có cơ hội được thể nghiệm những gì bạn khao khát được thực hiện nhằm mang lại lợi ích tối đa cho Công ty cũng như cho bản thân. Để đạt được mục đích đó, bạn xác định các mục tiêu ngắn hạn, ví dụ: sau 5 năm phải đạt đến một vị trí quản lý cấp thấp (trưởng phòng), sau 10 năm đạt đến cấp cao hơn (ví dụ thành viên Ban giám đốc) và sau 15 năm phải đạt đến vị trí cao nhất - Giám đốc điều hành...
Để đạt được từng mục tiêu, bạn phải xây đựng cho mình một chương trình hành động cụ thế. Bạn đánh giá xem liệu rang có những đối thủ cạnh tranh nào cũng đang nhằm tới mục tiêu của bạn. Bạn cần phải tìm được điểm khác biệt của bạn so với họ, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phấn đấu đạt đến các mục tiêu. Bạn cần làm thế nào để the hiện được là mình hội đủ các khả năng và tố chất để có thể trở thành người lãnh đạo tập đoàn hơn những ứng viên khác.
Bước 2: Biểu đạt và thể hiện thương hiệu
Một khi bạn đã hiểu về bản thân mình, về đối thủ cạnh tranh, đã xây dựng được những mục tiêu, bạn có thể dễ đàng xác định một tổ hợp các công cụ liên kết giúp bạn mang hình ảnh, tuyên ngôn của mình đến công chúng một cách hiệu quả nhất. Đó có thể là những bài báo viết, các bài phát biểu, các buổi thuyết trình... Bạn cần đánh giá tất cả các phương tiện đế chọn ra tổ hợp thích hợp nhất nhằm đạt đến nhóm công chúng hướng đích của mình. Tổ hợp đó có thề thay đổi tuỳ thuộc mục tiêu của bạn ở từng giai đoạn nhất định. Mỗi hành động của bạn cần được gắn với thương hiệu cá nhân của bạn. Khi bạn có một buổi thuyết trình, khi tham gia một cuộc họp, khi viết một bản báo cáo, hoặc ngay cả trong những bữa ăn, xin bạn đừng quên thương hiệu của mình. Mặt khác, cần thường xuyên đánh giá những việc bạn đã làm những thủ pháp bạn đã sử dụng xem chúng có nhất quán với thương hiệu của bạn hay không. Hãy sử dụng lịch in hay một cuốn sổ tay để liệt kê những việc cần làm và phải luôn chắc chắn rằng mọi việc bạn làm phải gắn với bản chất thương hiệu của bạn. Đó là cách để giữ cho thương hiệu của bạn luôn rõ ràng, nhất quán và ổn định.
Bước 3: Đánh giá và liên hệ
Bạn phải định lượng được thương hiệu của mình, phải phát triển các phương tiện liên kết đê đến được với nhóm công chúng mục tiêu. Nhưng bạn sẽ đo lường sự thành công của thương hiệu cá nhân như thế nào?
Điểm mấu chốt là phải thu thập những thông tin phản hồi. Nếu bạn làm việc cho một công ty hãy sử dụng hệ thống đánh giá công việc của Công ty, thu nhận những phản hồi từ người quản lý, từ những đồng nghiệp. Hãy tham vấn những người mà bạn tin rằng họ sẽ đưa ra những nhận xét trung thực nhất. Nếu bạn là một nhà tư vấn, hãy gửi cho khách hàng của bạn mẫu nhận xét qua từng dự án. Thu thập các thông tin phản hồi trên trang web cá nhân của bạn. Hãy cố gắng thu thập càng nhiều thông tin càng tốt vì điều đó giúp bạn nhận thức rõ hơn về thương hiệu cá nhân của mình.
Trong một thế giới mà bất kỳ cái gì cũng đều gắn với một thương hiệu thì bạn cũng nên nghĩ tới thuật ngữ đó cho riêng mình. Hãy xây dựng và nuôi dưỡng thương hiệu cá nhân của bạn - yếu tố giúp bạn luôn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
Nguồn: internet
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !